Con người trong suốt dọc đời sống luôn có nhu cầu bày tỏ tâm tình với người khác về những suy nghĩ ý muốn của mình.

Trong gia đình vợ chồng bày tỏ tâm tình, ý muốn với nhau, các người con với cha mẹ mình, anh chị em với nhau.

Rộng ra vòng ngoài xã hội bạn bè với nhau, đồng nghiệp trao đổi với nhau.

Còn trong đời sống tâm linh đạo giáo có hình ảnh nhu cầu đó không?

Con người cần người bên cạnh mình để tỏ bày tâm tình. Có thế đời sống thể xác lẫn tinh thần mới khoẻ mạnh. Họ cần được lắng nghe, và cùng muốn được nghe.

Trong nếp sống tâm linh tinh thần con người cũng cần có nhu cầu như vậy. Người bên cạnh lắng nghe không là một người với hình hài thân xác. Nhưng là Đấng Vô Hình. Ngài không có thân xác hình hài xương thịt như con người chúng ta. Nhưng niềm tin nói cho hay Ngài là kho suối nguồn sự sống của con người, cùng cho cả mọi loài trong vũ trụ thiên nhiên.

Sự sống hình hài thể xác cũng như trí khôn tinh thần không do chính mình, hay con người trần gian nào làm chế biến tạo ra. Nhưng được Đấng Vô Hình ban cho, cùng cả cơ hội sống và thời gian sống dài ngắn ở đời cũng vậy.

Vì thế con người xưa nay luôn có nhu cầu tâm tình hướng lên Đấng Vô Hình hoặc với lòng biết ơn, hoặc ăn năn, cầu xin sự tha thứ giúp sức mạnh tinh thần xa tránh sự dữ điều xấu.

Cung cách nếp sống thiêng liêng tâm linh đó được con người thể hiện qua những con đường đức tin khác nhau hướng tới Đấng Vô Hình, tùy theo văn hóa thời đại mỗi dân tộc, cùng tùy theo tâm tính mỗi người nữa.

Người hãnh diện về thành tích kết qủa mình đạt được bày tỏ tâm tình khác biệt với người nhận ra mình là người yếu kém đã sống xử sự không ngay chính trước Đấng Vô Hình.

Thiên Chúa Đấng vô hình, không căn cứ theo thành tích công việc đã đạt được mà phân xử, nhưng dựa theo lòng chân thành của mỗi người.

Dụ ngôn Chúa Giêsu thuật kể về hai thái độ cung cách của hai người lên đền thờ Thiên Chúa, Đấng vô hình, cầu nguyện: người biệt phái đạo đức hãnh diện về thành tích khinh thường người khác, và người thu thuế nhận mình là người tội lỗi xin sự tha thứ. (Lc 18,9-14) diễn tả rõ nét về lối phân xử của Thiên Chúa.

Dụ ngôn này cũng nói lên con người dù sống bậc nào, hoàn cảnh nào cũng luôn có nhu cầu bầy tỏ tâm tình của mình lên Thiên Chúa, Đấng vô hình.

Không chỉ vị Biệt Phái cậy mình có thành tích mới có thể bầy tỏ tâm tình suy nghĩ với Thiên Chúa, nhưng cả người thu thuế bị liệt vào lớp người tội lỗi cũng có nhu cầu, có quyền như thế.

Người thu thuế đứng trước mặt Thiên Chúa với hai bàn tay không có thành tích gì. Ông chỉ có lòng thành tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa thôi.

Đó chính là điều Thiên Chúa mong muốn. Vì thế lời cầu nguyện của ông được Chúa nhậm lời:

“Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực và nguyện rằng: 'Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội'. Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không.” (Lc 18, 13-14).

Hình ảnh tâm tình cầu nguyện của người thu thuế trong dụ ngôn gợi bừng chiếu lên niềm hy vọng cho con người yếu kém tội lỗi không có thành tích gì, khi đến trước mặt Thiên Chúa. Đấng vô hình cùng là nguồn tình yêu thương ơn tha thứ.

Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long

 

Khi còn nhỏ thấy việc yêu thương anh chị em trong một gia đình là lẽ đương nhiên. Nhưng khi lớn lên, mới thấy nó không còn là một lẽ đương nhiên nữa, đôi khi nó là một nhân đức.

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 319

Yesterday 473

Week 319

Month 14271

All 471570

Currently are 8 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions