Hape Kerkeling trong tác phẩm „Ich bin mal weg“ (Piper-Verlag, München, 34. Auflage 2007) đã thuật lại cảm nhận của ông về cây Thánh gía: „Tôi bước vào hành lang nhà thờ chính tòa Santiago de Compostela. Một mình trong yên lặng quan sát khắp nơi, bất chợt tôi thấy cây Thánh Gía như một con chim bồ câu bay lơ lửng ngay phía trên bàn thờ. Và đây cũng là lần thứ nhất tôi chú ý đến cây Thánh gía, tò mò tôi thấy đầu Chúa Giêsu treo trên đó được chạm trổ trình bày theo hai hướng nhìn với hai ý nghĩa khác nhau.

Theo hướng nhìn từ chúng ta đứng trước cây Thánh Gía, đầu Chúa Giêsu gục nghiêng sang bên trái, hướng phía Tây. Đó là hướng mặt trời lặn, hướng về chiều ban đêm hay đồng nghĩa với tối tăm sự chết, một sự chấm dứt.

Nhưng theo hướng từ Chúa Giêsu trên Thánh Gía lại ngược lại. Ngài chết gục đầu sang phía bên phải, hướng Đông, hướng mặt trời mọc. Điều này cũng nói lên ý nghĩa một khởi đầu sáng lạn chiếu tỏa ánh mặt trời của một bình minh….“

Đâu là ý nghĩa đích thực của cây Thánh Gía Chúa Giêsu?

Ngày nay, khi đứng trước cây Thánh Gía, chúng ta đều có tâm tình gợi nhớ đến giờ phút sau cùng đen tối đau thương nhất của đời sống Chúa Giêsu thành Nadarét khi xưa.

Theo tương truyền, ngày xưa Thánh nữ hoàng Helena đã tìm thấy cây Thánh Gía Chúa Giêsu, trên đó Ngài bị đóng đinh vào, trong một phần mộ ở thành Giêrusalem. Vào năm 335 sau Chúa giáng sinh đã long trọng dựng cao cây Thánh Gía đó cho mọi người chiêm ngắm tôn kính.

Rồi trong khi chiến đấu đánh trận thời trung cổ xa xưa, thời thập tự quân, với lòng nhiệt thành tin tưởng, người ta thường mang cây Thánh Gía đó đi đầu, để từ câyThánh Gía một sức mạnh lạ lùng mầu nhiệm thần thánh của Thiên Chúa phát tỏa chiếu ra giúp thắng trận. Nhưng phép lạ mầu nhiệm thần thánh đâu có phát tỏa ra từ cây cột gỗ.

Ngày nay tôn kính Thánh Gía không phải vì cây cột mảnh gỗ hay mảnh sắt thép làm nên Thánh gía, nhưng là tôn kính Chúa Giêsu, Đấng đã hy sinh chịu chết trên cây thánh gía cho chúng ta, trong một ý nghĩa đầy ánh sáng khác lạ: tình yêu Thiên Chúa và thánh gía nơi gặp gỡ bản tính Thiên Chúa cùng con người. Nơi đó theo suy hiểu của con người là điều đau khổ bất hạnh nhất, nhưng trong thực tế lại là một dấu chỉ của một khởi đầu mới đầy ánh sáng chiếu tỏa.

Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo đoàn Philippe (2,6-11) đã diễn tả con đường thánh gía Chúa Giêsu là một con đường tự hạ mình. Chúa Giêsu đã từ bỏ mọi sức mạnh quyền hành cao trọng và bước xuống dưới thấp của đời sống, Ngài chấp nhận sự chết. Ngài không trốn tránh đau khổ, lo âu sầu muộn, dù là con Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ mình chấp nhận điều đó.

Chúa Giêsu từ bỏ địa vị cao sang trên trời xuống thế làm người, sống hòa đồng, muốn mở ra lối sống cộng đoàn xã hội con người.

Sự khiêm hạ mình của Chúa Giêsu sống làm người thấp hèn không phải là sự đầu hàng trước sức mạnh quyền thế, nhưng là sự gần gũi liên đới bên cạnh với những người bị nằm ngã qụy trên nền đất.

Sự khiêm hạ vâng lời của Chúa Giêsu nói lên ý nghĩa, chính Ngài đã mang vác lấy gánh nặng đời sống, chứ không đổ chất gánh nặng cho người khác gánh vác.

Chúng ta tôn kính Thánh gía Chúa Giêsu không phải là ca ngợi dụng cụ kiểu cách gây đau khổ hành hạ thân xác tinh thần con người của đế quốc Rôma thời xa xưa.

Không, Thánh gía Chúa Giêsu là dấu hiệu, là „Logo“ của người Công giáo hàm chứa ý nghĩa về sự sống theo không gian ba chiều: đôi bàn chân Đấng treo trên Thánh gía cắm trên nền đất, đỉnh đầu của Ngài vươn lên trời cao, đôi tay dang rộng ra hai phía trái và phải sang tới con người xã hội.

Cùng qua cung cách đó chúng ta còn nhận ra nơi Thánh gía Chúa Giêsu là một dấu chỉ quan trọng nói về tình yêu của Thiên Chúa với con người, một tình yêu tự hy sinh quên mình cho đến tận cùng của sự sống.

Trong đời sống, lẽ tất nhiên đây chỉ là một hình ảnh nhỏ đem ra so sánh cho dễ hiểu thôi, tình yêu lòng hy sinh dấn thân nuôi nấng dạy dỗ của cha mẹ cho đời sống con cái mình suốt dọc đời sống phần nào phản ảnh tình yêu lòng hy sinh dấn thân của Chúa Giêsu chịu đau khổ trên thánh gía cho con người.

Cha mẹ hy sinh chịu đựng cho con cái mình với hy vọng đời sống con cái mình được có kết qủa tốt đẹp sau này.

Chúa Giêsu hy sinh chịu đau khổ chết trên Thánh gía đã sống lại mang ánh sáng sự sống, ánh sáng ơn cứu độ lại cho linh hồn con người. Trên Thánh gía Chúa Giêsu gục đầu nghiêng về bên phải, hướng Đông phía mặt trời mọc. Ánh sáng bình minh chiếu tỏa bắt đầu một ngày mới: ánh sáng mặt trời phục sinh.

Nhưng dẫu vậy, như Hape Kerkeling suy tư: „Hoàn toàn hiểu biết cảm nhận được hết điều này, con người chúng ta chắc chắn không thể nào!“

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

 

Ăn chay không thôi chưa đủ mà còn phải nghĩ chay, nói chay, nghe chay, xem chay…nghĩa là chay tịnh với cả con người : cả linh hồn và xác.

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 24

Yesterday 376

Week 2250

Month 9436

All 320080

Currently are 10 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions