Trong đời sống, từ khi mở mắt chào đời và trong suốt dọc đời sống ai cũng đã trải qua không biết bao nhiêu lần cuộc gặp gỡ. Vì gặp gỡ thuộc về đời sống. Và qua đó đời sống được phát triển ngày càng có giầu thêm kinh nghiệm cho cá tính mỗi người.

Nhà triết học người Do Thái Ông Buber đã có suy tư: „Tất cả hiện thực trong đời sống có được qua gặp gỡ.“

Cuộc gặp gỡ đầu tiên trong đời một em bé là lần gặp gỡ với cha mẹ em, nhất là với mẹ qua đôi mắt người mẹ ngắm nhìn em, qua nụ hôn mẹ em trao cho em. Em tuy còn thơ bé, nhưng cuộc gặp gỡ đầu tiên đó ghi khắc hình ảnh cử chỉ tình yêu thương của người mẹ trong trái tim tâm hồn em. Em phát triển lớn lên khoẻ mạnh trên nền tảng những cuộc gặp gỡ chan chứa tình yêu thương với cha mẹ em trong suốt cuộc đời.

Lớn lên những cuộc gặp gỡ giúp con người gặt hái thêm cảm nhận, kinh nghiệm làm giầu cho đời sống trong việc học hành, cư xử làm việc trên con đường sự nghiệp.

Nhân loại từ hơn một năm nay đang trải qua cuộc gặp gỡ đau khổ gây hoang mang lo sợ. Vì cơn bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ làm tê liệt đời sống con người về mọi phương diện.

Cuộc gặp gỡ tang thương này không ai muốn. Và toàn nhân loại luôn hằng cầu mong sao cho nó càng mau càng tốt biến mất khỏi đi vào dĩ vãng. Thực trạng đó nói lên cuộc gặp gỡ này là thử thách thế kỷ qúa lớn lao sâu rộng. Và vì thế nhân loại đã cùng đang đi tìm phương thế hữu hiệu trị liệu giúp thống trị vượt qua cơn khủng hoảng đe doạ nguy hiểm lúc này.

Cuộc gặp gỡ thúc đẩy con người bừng tỉnh cố gắng phấn đấu vươn lên.

Và cũng vì bệnh đại dịch Corona đe dọa, nhân loại phải sống xa cách nhau từ 1,5 tới 2,00 mét, tránh hết sức như có thể đừng đụng chạm vào nhau, rồi phải đeo khẩu trang bịt miệng, bịt mũi khi gặp gỡ nhau. Gặp gỡ nhau như thế đâu còn gì là vui là thú vị, là thân mật nữa!

Cuộc gặp gỡ bất đắt dĩ phải cư xử trong lo sợ đề phòng như thế là vì muốn giữ gìn sức khoẻ để tránh không cho vi trùng bệnh dịch Corona lây lan truyền nhiễm bay sang nhau.

Cuộc gặp gỡ khó khăn giữ khoảng cách xa nhau khó chịu đó cũng gợi lên ý thức nghĩ đến lợi ích giúp bảo vệ sức khoẻ cho nhau.

Tân Tổng Thổng thứ 46. của Hoa Kỳ, Ông Joe Biden đã trải qua những cuộc gặp gỡ với nhiều biến cố đau thương thử thách: Vợ, con gái qua đời lúc còn trẻ tuổi trong tai nạn xe hơi, con trai qua đời vì bệnh ung thư, thất bại trong các lần tranh cử. Những gặp gỡ đau thương này đã giúp thúc đẩy ông có kinh nghiệm sống can đảm vượt qua nghịch cảnh không để mình bị nhận chìm xuống bỏ ngang dở dang.

Trong cuộc phỏng vấn với CNN hồi tháng 2/2020, ông Biden nói về sức mạnh đã giúp ông vượt qua cái chết của người con trai Beau: “Tôi đã tìm thấy một câu nói nổi tiếng từ Kierkegaard, ‘niềm tin nhìn rõ nhất mọi thứ trong bóng tối’… Với tôi, điều này thật quan trọng vì nó cho tôi lý do để hy vọng”. Và trong đêm bầu cử ngày 03.11.2020 Ông đã nói với mọi người hãy „giữ vững niềm tin“, mà lúc đó nhiều người ta nghĩ rằng ông thất bại!

Những biến cố gặp gỡ đau thương đầy thử thách đời ông đã giúp ông có kinh nghiệm nhận ra thế nào là gía trị của niềm tin giúp con người đứng vững tinh thần có tự tin hầu vượt qua cơn khủng hoảng đầy thất vọng.

Trong đức tin cũng có những cuộc gặp gỡ thiêng liêng thần thánh.

Hằng năm vào ngày 02.02., 40 ngày sau lễ mừng Chúa Giêsu giáng sinh, Giáo Hội mừng lễ Đức mẹ Maria dâng Chúa Giêsu vào đền thờ cho Thiên Chúa, như luật Mose viết truyền buộc (Phúc âm Thánh Luca 2,23- Sách Xuất hành 13,2-12).

Đức Giáo Hoàng Benedictô 16. có suy tư Đức mẹ Maria đem con mình vào đền thờ Jerusalem là nơi chốn của cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và dân của Chúa, thay vì công khai đem con trả về lại cho Thiên Chúa. (Joseph Benedickt XVI., JESUS von Nazareth, Die Geburt Jesu in Bethlehem, 3. Kapitel tr. 90).

Giáo Hội Chính Thống đã gọi ngày lễ đức mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ là „lễ gặp gỡ“.

Nơi đền thờ Jerusalem, như phúc âm Thánh Luca thuật lại (2, 22-38) diễn ra hai cuộc gặp gở giữa hài nhi Giêsu và hai vị trọng tuổi cao niên Ông Simeon và Bà Hanna.

Ông gìa Simeon gặp gỡ trẻ Giesu lần đầu tiên trong đời ông. Xưa nay Ông hằng trông mong chờ đợi được nhìn thấy Đấng mang ơn cứu chuộc lại cho dân. Trong cuộc gặp gỡ này ông không nhìn thấy nơi trẻ Giêsu một vị vua quyền thế sức mạnh, nhưng là một đứa trẻ non yếu. Nhưng không vì thế mà Ông thất vọng. Ông nhận ra nơi trẻ Giêsu đích thực là Đấng Cứu Thế của Thiên Chúa cho dân. Ông đã được soi sáng thốt lên tâm tình chan chứa niềm vui mừng biết ơn, và cảm nhận ra rằng đời sống mình đã được Chúa chúc phúc cho được trọn vẹn không còn gì cao qúi hơn nữa.

Và sau cùng Ông xin được ra đi bình an. Vì Ông đã có được hạnh phúc tràn trề tận mắt được nhìn thấy ơn cứu độ, tận tay bồng ẵm Đấng Cứu Thế.

Cuộc gặp gỡ với nữ tiên tri Hanna trọng tuổi thầm lặng hơn. Phúc âm Thánh Luca vị nữ tiên tri này sống gắn bó trong đền thờ với lòng đạo đức sốt sắng cầu nguyện mong chờ ơn cứu độ của Thiên Chúa.

Phúc âm không ghi lại lời nào của vị nữ tiên tri này, mà chỉ ngắn gọn thuật lại „Bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi Giêsu cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc.“

Hai cuộc gặp gỡ của Ông Simeon và nữ tiên tri Hanna trong đền thờ với trẻ Giêsu nói lên khía cạnh linh thiêng thần thánh giữa Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa với con người.

Hai cuộc gặp gỡ này nơi đền thờ nói lên khía cạnh lòng đạo đức của những người hằng khao khát trông mong ơn cứu chữa, chúc lành của Thiên Chúa, như hai vị Simeon và Hanna, được Thiên Chúa cho thỏa lòng.

Hai cuộc gặp gỡ này với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, diễn tả chiều thâm sâu nội tâm của Ông Simenon, và của nữ tiên tri Hanna đã trở thành người thân yêu của Thiên Chúa.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Ðời tôi là một bài luận mà tôi để cho Chúa làm đoạn kết.
_____ _____

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 263

Yesterday 396

Week 1227

Month 9680

All 309063

Currently are 131 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions