Tam khan liem thanh Turino

Nhiều Giáo phận Bên Âu châu còn giữ được nhiều di tích Thánh về Chúa Giêsu. Một trong những di tích đó là tấm khăn liệm thành Turino.

Ngày thứ Bảy tuần thánh 11.04.2020 vào lúc 17.00 giờ có giờ Thánh cầu nguyện ở thánh đường chính tòa bên Turino trước Tấm Khăn Liện Chúa Giêsu Kitô còn lưu giữ trong thánh đường Turino nước Ý do đức tổng giám mục giáo phận Turino chủ sự cầu nguyện xin Chúa Giêsu Kitô chữa lành giải thoát thế giới khỏi nạn bệnh dịch Corona nguy hiểm đang đe dọa sức khoẻ sự sống con người trên thế giới. Và thể theo nguyện vọng của dân chúng, Tấm Khăn liệm thánh Turino được đưa ra trưng bày cho mọi người đến kính viếng cầu nguyện.

Ngày xưa vào năm 1578 đã xảy ra nạn bệnh dịch nguy hiểm ở Milano gây bệnh tật chết người bên nước Ý, Thánh Carolo Borromeus đã đi bộ hành hương đến cầu nguyện ở tấm Khăn liệm xác Chúa Giêsu.

Tấm khăn liệm này xưa nay Hội Thánh Công giáo coi đó là một „bức ảnh thần tượng thánh“ nhiều hơn là một „di tích thánh“. Nhưng xưa nay hàng trăm ngàn, hàng triệu người tín hữu Chúa Kitô vẫn kéo đến hành hương kính viếng tấm khăn liệm thành Turino với lòng đạo đức cung kính Đấng đã chịu chết cho tội lỗi con người in lại dấu vết hình thể thân xác người trên đó.

Và tấm khăn liệm này trở thành báu vật thánh mang tích cách lịch sử dòng thời gian thu hút mọi người dù có lòng tin hay không, và cả những nhà khoa học bách khoa trên thế giới nữa muốn khảo sát tìm hiểu về lịch sử cùng tính xác thực của tấm khăn.

Lịch sử tấm khăn liệm Turino

Tấm khăn liệm thành Turino bên nước Ý đại Lợi - theo nguyên ngữ tiếng Ý: la sacra Sindone - là tấm khăn liệm an táng Chúa Giêsu sau khi Chúa chết trên thập gía. Ông Giuse Arimathia theo phong tục tẩm liệm của tục lệ bên Do Thái đã cùng với Đức Mẹ Maria và các Môn đệ Chúa Giêsu đã lấy một tấm khăn bọc liệm xác Chúa Giêsu, và an táng trong ngôi mộ mới ở khu vườn bên cạnh nơi Chúa bị đóng đinh trên thập gía. (Mt 27,59, Mc 15,46, Lc 23,53, Ga 20,6).

Tấm khăn liệm thành Turino dài 4,37 mét, chiều ngang rộng 1,11 mét, trên đó cả mặt trước và mặt sau in hình một người đàn ông cao lớn 1,80 mét có râu và tóc dài. Những chi tiết này ăn khớp với những gì trong Phúc âm diễn tả về Chúa Giêsu bị đóng đinh treo trên thập gía.

Tấm khăn này được gìn giữ trong tủ kính dầy chống đạn, nặng 2.500 kílô ở nhà nguyện bên cạnh trong nhà thờ chính tòa Turino.

Trong Phụng vụ Giáo Hội tấm khăn liệm Chúa Giêsu được biểu tượng qua tấm khăn dài mầu trắng trải trên bàn thờ lúc dâng lễ, và đặc biệt qua tấm khăn cứng hình chữ nhật đậy trên chén thánh lúc dâng lễ.

Từ hơn 100 năm nay tấm khăn liệm thành Turino là đối tượng tranh cãi khảo sát của những nhà khảo cứu khoa học với những định hướng chuyên môn khác biệt nhau. Vì thế, có những xác nhận về tính chân thực, cũng như tính không chân thực gỉa mạo của tấm khăn. Đó là chuyện của khoa học.

Trước sau tấm khăn là một bí ẩn về lịch sử thánh của nó. Và cũng vì thế, nó trở thành một điểm thu hút rất lớn về phương diện thiêng liêng.

Tấm khăn Turino trong dòng thời gian

Theo dấu chứng lịch sử, từ thế kỷ thứ tư đã có nói đến tấm khăn liệm này, và cũng không thấy sử sách nói về xuất sứ của tấm khăn liệm này. Năm 312 hoàng đế Constantinino trong trận chiến thắng ở Roma đã đem tấm khăn liệm này như „dấu chỉ thánh“ đi hàng đầu.

Năm 330 khi hoàng đế Constantino dời thủ đô về thành Constantinople, ông đã cho xây một nhà nguyện Pharos ngay trong cung điện - Pharos theo tiếng Hylạp là Tấm khăn liệm.

Năm 361 khi Juliano lên cầm quyền, tấm khăn liệm được đưa về thành phố Edessa nước Hylạp cất dấu trong tường thành. Năm 525 sau trận lụt người ta khám phá ra tấm khăn nơi đây ẩn dấu trong bức tường

Ngày 15.08.944 tấm khăn được đưa trở về thành Constantinople.

Năm 1356 tấm khăn liệm xuất hiện ở giáo phận Troyes bên nước Pháp và rất được sùng kính. Năm 1453 ông hoàng thành Savoyen mua tậu và đem bảo quản gìn giữ ở Chambery.

Năm 1578 tấm khăn tấm khăn được đưa về thành Turino và rất ít khi, chỉ trừ những ngày lễ lớn, mới được đem ra cho dân chúng chiêm ngưỡng xem nhìn thấy.

Tam khan in mat ChuaNăm 1898 nhà nhiếp ảnh Secondo Pia người Ý lần đầu tiên chụp hình tấm khăn. Qua phim chụp Ông khám phá ra nhiều chi tiết hơn ở nơi bản chính tấm khăn.

Khi cho phim vào nước rửa hình Pia cảm động rất ngạc nhiên giật mình nhìn ra khuôn mặt một người nhắm mắt.

Từ năm 1969 nhiều cuộc thử nghiệm theo các phương pháp khoa học tấm khăn liệm thành Turino được thực hiện với những kết qủa khác biệt nhau. Năm 1983 tấm khăn liệm được nhà sở hữu Savoyen trao tặng Đức Giáo hoàng. Năm 2000 tấm khăn liệm được sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, bảo trì cho công chúng được chiêm ngưỡng thăm viếng.

Những lần trình bày tấm khăn liệm trước công chúng

Năm 1931 được đưa ra cho công chúng xem nhân dịp lễ thành hôn của hoàng tử Umberto Savoyen.

Năm 1933 dịp năm thánh kỷ niệm 1900 năm Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía và sống lại.

Năm 1978 kỷ niệm 400 năm tấm khăn liệm được đưa từ Chambery về thành Turino.

Năm 1998 kỷ niệm 100 năm lần đầu tiên Pia vào năm 1898 đã chụp hình tấm khăn liệm, và kỷ niệm 500 năm sinh nhật nhà thờ chính tòa thành Turino.

Năm 2000 dịp năm thánh kỷ niệm 2000 năm sinh nhật Chúa Giêsu.

Năm 2013 tấm khăn được trình chiếu trên truyền hình rộng rãi cho dân chúng chiêm ngắm với sứ điệp của Đức giáo hòang Phanxico.

Năm 2015 từ ngày 19.04. đến 24. 06. tấm khăn được trình bày cho công chúng đến chiêm ngắm hành hương nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 200. của Thánh Gioan Bosco, vị sáng lập Dòng Salesien trên thế giới.

Ngày Chúa nhật 21.06.2015 Đức Giáo hoàng Phanxico đến hành hương thăm viếng tấm khăn liệm ở Turino.

Hành hương thăm viếng tấm khăn

Đến thăm viếng tấm khăn thánh thành Turino không phải chỉ vì tò mò muốn xem khăn như thế nào. Nhưng người hành hương tìm đến chiêm ngưỡng tấm khăn liệm thánh ở thành Turino với tấm lòng đạo đức nhiều hơn.

Chiêm ngưỡng tấm khăn thánh được trình chiếu cắt nghĩa nhìn thấy khuôn mặt chịu đau khổ hành hạ của Chúa Giêsu, những vết thương nơi thân thể, nơi chân tay bị tra tấn hành hạ, có cả dấu vết máu của người bị hành hạ còn thấm trên tấm khăn như trong phúc âm thuật lại, còn ẩn hiện in nơi tấm khăn.

Người tín hữu đến hành hương có cảm nghiệm sâu xa hơn về đức tin của mình vào Chúa Giêsu. Sự đau khổ của Chúa Giêsu là hiện thực, là sự mất mát bị hủy diệt về phương diện thể xác cùng nhân phẩm con người. Nhưng mang lại sự cứu độ cho con người qua sự sống lại của Ngài. Đó là lòng thương xót của Chúa cho con người.

Rồi qua đó, người hành hương cũng còn có tâm tình, đời sống nào cũng phải trải qua đau khổ không cách này thì cách khác.

Chính Lòng thương xót của Chúa giúp con người nhìn ra sự yếu kém, sự mất mát thua thiệt của mình, và đồng thời cũng khơi dậy lòng thương cảm bác ái với người khác nữa.

Thế giới đang trải qua những ngày tháng giờ phút đen tối. Vì bệnh dịch do vi trùng Corona nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người. Và hôm nay ngày thứ bảy tuần thánh cũng là ngày đen tối tưởng nhớ Chúa Giêsu Kitô chết được mai táng nằm trong lòng đất, Tấm Khăn liệm ngày xưa được đưa ra cho con người đến kính viếng cầu nguyện là một phép lành.

Năm 2010 đức giáo hoàng Benedictô 16. đã hành hương đến kính viếng Tấm Khăn thánh thành Turino đã có suy niệm: „Trong giờ phút đen tối của sự chết Con Thiên Chúa đã xuất hiện ánh sáng một niềm hy vọng mới. Phải, khi chúng ta chiêm ngưỡng tấm khăn vải thánh này, bằng con mắt đức tin chúng ta nhận được chút ánh sáng chiếu tỏa ra từ Tấm vải khăn thánh. Tấm Khăn liệm này gợi lên lời đoan hứa trong thẳm sâu của bóng tối sự chết xuất hiện tiếp theo ánh sáng sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô. Và sự chết không là lời nói cuối cùng. Như thế nảy sinh sứ điệp tin mừng phục sinh căn bản cổ xưa của Giáo hội: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại thật!“

Thứ Bảy Tuần Thánh 11.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Người đáng sống nhất trên đời là người đã hơn một lần liều chết để mà sống.

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 300

Yesterday 409

Week 1806

Month 6389

All 317033

Currently are 6 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions