Sư tử là loài thú vật hoang dã, có sức mạnh dũng mãnh cùng uy phong to lớn lực lưỡng, nên được phong gọi là „chúa sơn lâm“.

Loài thú vật bốn chân này phóng chạy rất nhanh như vũ bão, săn vồ những thú vật khác làm mồi ăn thịt sống, răng và móng chân nanh vuốt nhọn, nên rất nguy hiểm.

Loài thú vật này là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh uy dũng thống trị, tiếng gầm thét vang vọng gây kinh hãi. Giống như loài mèo, nó có khả năng không chỉ nhìn tinh tường ban ngày mà cả ban đêm tối trời nữa.

Hình ảnh con Sư Tử trong văn hóa tôn giáo dân gian

Theo văn hóa thời bên Ai Cập cổ xưa, loài thú này là hình ảnh vị gìn giữ Nước, và đồng thời cũng được tôn kính là vị thần Mặt Trời. Vì thế, nơi ghế ngai của các vị Vua Pharao thời đại đó đều khắc hình Sư Tử để nói lên sức mạnh quyền uy.

Ở vùng văn hóa viễn Đông bên Trung Hoa, bên Ấn Độ, Sư Tử như con Rồng, được cho là người bảo vệ đền thờ chống lại ma qủy sự dữ.

Trong văn hóa tôn giáo Do Thái và Kitô giáo hình ảnh Sư Tử được nói đến nhiều cả hai khía cạnh tiêu cực lẫn tích cực.

Sư tử bị cho là ma quỷ thần dữ và nguy hiểm cho người cùng các loài thú vật khác.

„ Xin cứu con khỏi nanh sư tữ hãi hùng“ (Tv 22,22)

„Tôi phải nằm giữa bầy sư tử, loài thú ăn thịt người, nanh vuốt chúng là đầu tên mũi giáo, lưỡi thì sắc bén tựa gươm đao.“ (Tv 57,5)

Tuy nhiên hình ảnh sư tử trong Kinh Thánh cũng có khía cạnh tích cực: Juda con Ông Giacóp được ví như một con sư tử non trẻ (St, 49,9).

Và Chúa Giêsu Kitô được trình bày là hình ảnh một con sư tử dòng dõi chi tộc Juda:

„Này đây, Sư Tử xuất thân từ chi tộc Juda, Chồi non của David đã chiến thắng, Người sẽ mở cuốn sách và bảy ấn niêm phong.„ (Kh 5,5)

Trong nghệ thuật văn hóa Kitô giáo Sư Tử là hình ảnh kẻ canh gác, mang ý nghĩa nói về sức mạnh.

Theo Ngôn sứ Isaia hình ảnh con Sư Tử là hình ảnh hòa bình đang đến: Chiên con và Sư Tử an bình nằm cạnh nhau,“ Một cậu bé chăn dắt chúng, Sư Tử cùng ăn rơm như bò.“ (Isaia 11,6-7).

Và sau cùng Con Sư Tử được dùng là hình ảnh biểu tượng Phúc âm Chúa Giesu theo Thánh Marcus.

Biểu tượng thần thoại

Nguồn gốc hình ảnh biểu tượng của bốn phúc âm Chúa Giêsu có nguồn gốc trong thần thoại thời Babylon. Bốn vị Thần: Nergal = Cánh sư tử, Marduk = Cánh thú vật, Nabu = hình người và Mimurta = Chim đại bàng diễn tả sức mạnh thần thánh.

Ngôn sứ Ezechiel trong thị kiến đã nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa nơi bốn sinh vật (Ez 1,1-14), giống như Thánh Gioan thuật lại trong sách Khải Huyền thuật lại (Kh 4,6-8)

Các Giáo phụ Irenaeus và Hippolytus đã đem bốn sinh vật trong thị kiến của Ngôn sứ Ezechiel và nơi sách Khải Huyền làm hình ảnh biểu tượng cho bốn vị Thánh sử viết phúc âm Chúa Gêsu.

Thánh giáo phụ Hieronymus đã căn cứ theo nội dung của phúc âm sắp xếp Con Sư tử là hình ảnh biểu tượng cho phúc âm theo Thánh Marco. Vì phúc âm này khởi đầu với Thánh Gioan tiền hô rao giảng là tiếng hô trong sa mạc, Ông sống giữa thiên nhiên trong rừng hoang dã thú vật.

Thánh sử Marco được đặt cho hình ảnh biểu tượng con sư tử, vì khởi đầu thuật lại Chúa Giêsu ra đi rao gỉang nước Thiên Chúa loan báo thời thái bình, bò con và sư tử bên nằm cạnh nhau, cùng được chăn nuôi ăn trên đồng cỏ, và sư tử cũng ăn cỏ như chiên bò.

Ở thành phố Venezia bên nước Ý có vương cung thánh đường kính Thánh Marco thánh sử. Ngoài công trường ở mặt tiền thánh đường có cây cột trụ cao, trên đó có tượng con sư tử mầu vàng có đôi cánh là hình ảnh biểu tượng cho Thánh Marco thánh sử phúc âm Chúa Giêsu.

Ở bên trong đền thờ Thánh Phero bên Vatican, nơi vị trí bàn thờ đức tin hay gian cung thánh, ở bốn góc có vẽ bốn hình biểu tượng 4 Thánh sử viết phúc âm Chúa Giêsu. Thánh sử Marco được vẽ với hình con sư tử có đôi cánh và cuốn sách Phúc âm.

Tác giả phúc âm theo Thánh Marco

Tác gỉa viết phúc âm Chúa Giêsu theo Thánh Marco ngay từ thời Giáo hội sơ khai có tên là Gioan Marco.

Theo truyền thống từ thời Gịáo hội lúc ban đầu, Marco và Thánh Tông đồ Phero có liên hệ mật thiết với nhau. Giám mục Papias thành Hieropolis vào thời năm 120. sau Chúa giáng sinh, cho rằng Marco là học trò, người thông ngôn những bài giảng của Thánh Phero từ tiếng Do Thái sang tiếng Hylạp, tiếng Latinh cho những người lương dân thời đó, mà họ không thuộc về vùng nền văn hóa Do Thái giáo. Marco viết lại những gì Thánh Phero đã nghe Chúa Giêsu rao giảng khi xưa, lúc sống theo Chúa Giêsu ba năm.

Dựa theo mạch văn cùng ngôn ngữ Hylạp và những thành ngữ tiếng latinh trong phúc âm , người ta phỏng đoán Marco đã viết Phúc âm ở Roma hay trong vùng của đế quốc Roma.

Thời điểm Marco viết phúc âm được cho là vào năm 65. sau Chúa giáng sinh, trước khi thành Gierusalem bị quân đội Roma xâm chiếm tàn phá năm 70. sau Chúa giáng sinh. Nhưng Giáo sư Kinh Thánh Gioakim Gnilka lại cho rằng sau khi thành Gierusalem năm 70. bị tàn phá, phúc âm theo Marco mới được viết ra.

Dẫu vậy, niên đại khi nào phúc âm theo Marco được viết ra không là vấn đề quan trọng bằng sứ điệp Chúa Giêsu mà Marco viết trong phúc âm.

Sau Công đồng Vaticano II. (1962-1965) Phụng Vụ trong Giáo hội Công giáo được cải tổ. Những bài đọc phúc âm lời Chúa vào các ngày Chúa nhật được chia làm ba chu kỳ A, B, và C. Năm A đọc phúc âm của Thánh sử Mattheo, năm B đọc phúc âm của Thánh sử Marco, và năm C đọc phúc âm của thánh sử Luca.

Vì thế, khi đọc phúc âm linh mục khởi đầu long trọng bằng lời: Phúc âm - hay Tin mừng - Chúa Giêsu Kitô theo thánh… Thánh, Mattheo, Marco , Luca, Gioan.

Phúc âm Chúa Giêsu theo thánh Marco là cuốn sách phúc âm cổ nhất, được viết đầu tiên trước những 3 sách phúc âm khác và cũng là phúc âm ngắn nhất có 16 chương.

Thánh sử Marco viết phúc âm Chúa Giêsu, như cuốn sách giáo lý. Và cuốn sách giáo lý đó không chỉ là sách lịch sử, nhưng còn chứa đựng ý nghĩa thần học đạo đức nữa.

Mùa Vọng 2017
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

 

Mầu sắc thiên nhiên là tà áo lộng lẫy thường ngày của Thượng Ðế
_____ _____

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 326

Yesterday 396

Week 1290

Month 9743

All 309126

Currently are 88 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions