140. Trọn cuộc sống trăm năm chỉ là những cố gắng lột xác liên tục để tiến từ tình trạng con sâu thành hình hài con bướm mà thôi.

139. Tuổi thơ bị ức hiếp, khi sáng kiến và mơ mộng bị thế giới của người lớn bóp chệt bằng cách mớm sẵn hết cho ăn. Lúc còn thơ, các khả năng đó èo uột thì khi lớn sẽ ốm o.

138. Sự khác biệt căn bản giữa thành niên và vị thành niên không ở chỗ tuổi tác nhưng ở chỗ: khi còn là vị thành niên người ta chỉ biết nghĩ đi, nhưng khi đã thành niên rồi người ta còn biết nghĩ lại nữa.

137. Người trưởng thành là người có khả năng làm thầy cho chính mình. Bao lâu họ chưa đủ tài đức để làm thầy cho chính mình thì bấy lâu họ vẫn còn là vị thành niên.

136. Ðau khổ lớn lao nhất của một đời làm cha mẹ là thấy con cái không nên người như mẫu ngưòi mình mong ước.

135. Tự do có hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực. Tích cực là làm theo điều mình muốn làm. Tiêu cực là biết từ chối điều mình thích làm. Tự do tích cực là khía cạnh tự nhiên của mọi loài cùng có bản năng. Tự do tiêu cực là khía cạnh ngoại nhiên của riêng loài người có lý trí. Vì tự nhiên nên không cần rèn luyện cũng có. Vì ngoại nhiên, nên phải rèn luyện mới có. Tự do của loài người hơn hẳn tự do của loài vật vì thêm khía cạnh tiêu cực này.

134. Loài người ai cũng muốn đưọoc yêu. Xin loan báo tin vui: “ Thiên Chúa yêu thương họ”. Loài người ai cũng tất mau quên. Xin nhắc lại từng phút: “Thiên Chúa yêu thương họ.”. Loài người ai cũng muốn có người yêu. Xin giới thiệu người yêu: “ Thiên Chúa. Ngài không thích yêu một chiều". Loài người ai cũng dễ mau chán. Xin chào mời thêm của lạ: Thiên Chúa trong mọi người.

133. Bác ái nghĩa là: phải yêu tha nhân như Chúa yêu ta. Chúa tác sinh ta. Chúa cứu chuộc ta. Chúa chết vì ta. Chúa dưỡng ta phần xác, nuôi ta phần hồn. Chúa quan phòng đời sống ta. Ta lệ thuộc hoàn toàn vào Chúa. Còn ta, ta đã làm được gì cho tha nhân? Tình bác ái cao cả và vĩ đại hơn cả khả năng yêu thương của con tim ta, nên suốt đời ta chĩ tập yêu mà chẳng bao giờ đạt tới đỉnh của thứ tình yêu này.

132. Bác ái Kitô giáo truyền dạy khi phục vụ người khác là phục vụ Thiên Chúa: một bổn phận tuyệt đối nặng nề đối vói con ngưòi, và khi yêu người khác là yêu chính Thiên Chúa: một quyền lợi tuyệt đối cao cả dành cho con người. Cả hai vừa hạ thấp nhân vị một cách tuyệt đối: con người là tôi tớ của nhau, vừa nâng cao nhân vị một cách tuyệt đối: con người như Thiên Chúa của nhau! Làm tròn bổn phận nặng nề và hưởng hết quyền lợi cao cả tuyệt đối ấy là con người đang biến đổi thế giới lang sói thành thế giới chiên hiền, là biến đổi mặt đất thành thiên giới, là biến đổi hỏa ngục thành thiên đường.

131. Muốn thiết lập một thiên đường nơi trần gian, rất dễ! Loài người chẳng cần phải làm cách mạng, chỉ cần cùng nhau thực hiện một điều ước duy nhất của Thượng Ðế: “ Hãy yêu thương nhau như chính Ngài đã yêu thương họ.”

130. Giới luật song hành: yêu Chúa và yêu người không thể tách rời, trái lại chúng phát triển theo tỷ lệ thuận. Càng yêu Chúa thì càng yêu tha nhân, vì Chúa đã tự đồng hóa với tha nhân.

129. Tình yêu của người mẹ như mạch suối từ trong lòng đất chảy ra, nên muôn đời sẽ không cạn.

128. Người mẹ là món qùa cao qúy nhất và cũng công bằng nhất mà Thượng Ðế ban cho mỗi người không trừ ai.

127. Nhân loại trở thành bất hạnh từ khi và ở những nơi mà người mẹ bắt đầu bất mãn rồi từ khước thiên chức của mình.

126. Lời thưa “ fiat” là chìa khóa để hát kinh “ Magnificat”. Vì sẵn sàng “xin vâng” nên suốt đời Mẹ Maria, mỗi ngày đều là một kinh “ca ngợi”. “Fiat” với đau khổ, thì đau khổ sẽ vang lên muôn cung diệu huyền của một bài “mangificat”. Mỗi lần thưa” fiat” là mỗi lần bài ca “ magnificat” lại được xướng lên cách trang trọng cho riêng mình, nhưng chắc chắn nhiều người cũng sẽ nghe “lỏm” được.

125. Nhờ Mẹ Maria mà Thiên Chúa gần gũi với loài người, nên cũng nhờ Mẹ mà loài người gần gũi được với Thiên Chúa.

124. Mẹ Maria chỉ là vị dẫn đường. Mẹ dẫn tới cùng đích mà Mẹ không phải là cùng đích. Một thụ tạo không thể là cùng đích của một thụ tạo khác. Chúa mới là cùng đích. Ai tới Mẹ thì Mẹ dẫn tới Chúa. Sợ tôn kính Mẹ nhiều lãng quên Chúa là “ lo bò trắng răng”, vì ai yêu kẻ dẫn đường thì đã yêu cùng đích trước. Rất vắn tắt và giản dị.

123. Kinh Môi khôi là tiếng “Mẹ! Mẹ ơi!” liên hồi của một đứa con thơ, khi muốn tìm Mẹ. Có người Mẹ nào nghe con mình gọi dồn dập như thế mà lại không muốn đáp lời?

122. Thiên Chúa tự mạc khải như một người Cha. Ngài chọn Mẹ Maria như hình ảnh của một người Mẹ hiền, để tình cảm của con người đối với Thượng Ðế được hài hòa hơn.

121. Nếu kính mến Ðức Mẹ thì không thể sống lo âu, phiền muộn như một đứa con mồ côi

 

Lm. Giuse Vũ Xuân Huyên

 

Khi còn nhỏ thấy việc yêu thương anh chị em trong một gia đình là lẽ đương nhiên. Nhưng khi lớn lên, mới thấy nó không còn là một lẽ đương nhiên nữa, đôi khi nó là một nhân đức.

JSN Boot template designed by JoomlaShine.com

Today 297

Yesterday 396

Week 1261

Month 9714

All 309097

Currently are 83 guests and no members online

Kubik-Rubik Joomla! Extensions